Một Số Lỗi Thường Gặp Ở Cá Rồng

Cá Rồng là một trong những loại cá cảnh phong thủy được nuôi nhiều nhất hiện nay. Cá Rồng có rất nhiều loại khác nhau như Cá Rồng Ngân Long, Huyết Long, Kim Long, Hồng Long…Thế nhưng việc nuôi cá rồng thường không đơn giản. Việc chăm sóc cá không đúng cách có thể gây ra một vài tật lỗi ở cá rồng. Có một số lỗi có thể khắc phục được nếu chúng ta phát hiện kịp thời. Gọi là tật lỗi, không phải là bệnh bởi vì tình trạng này hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của cá rồng, mà nó chỉ làm giảm đi vẻ đẹp và giá trị của cá

Dưới đây là tổng hợp 1 số lỗi thường gặp ở cá Rồng và cách chữa trị 

1. Cá Rồng bị chúi đầu 

Chúi đầu là tình trạng cúi đầu vểnh đuôi hoặc đầu thấp hơn đuôi. Nguyên nhân có thể do môi trường, bẩm sinh hoặc cá bị bệnh bong bóng.

Cách chữa trị có thể giảm thiểu tình trạng chúi đầu ở cá rồng

Chúi đầu do bẩm sinh

Rất khó chữa trị, hầu như không khỏi

Chúi đầu do bệnh bong bóng

Cách phòng ngừa: bệnh bong bóng của cá Rồng chủ yếu là thức ăn không sạch hoặc không thể tiêu hóa thức ăn. Vì vậy khi cho cá ăn hàng ngày, chúng ta nên xử lý thức ăn thật đảm bảo cho cá. Đồng thời cũng loại bỏ những phần sắc nhọn trong thức ăn như càng tôm… Từ đó cá mới không bị thương. Cũng tránh được các bệnh như viêm ruột, chướng bụng, chúi đầu.

Bệnh bong bóng có thể gây ra tình trạng chúi đầu ở cá rồng

Bệnh bong bóng có thể gây ra tình trạng chúi đầu ở cá rồng

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu: Nên điều trị chướng bụng cho cá. Nếu tình trạng không nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng “3 cách sau”: Đổi nước, tăng độ ấm, thêm muối. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn cần phải sử dụng xilanh để hút nước từ bụng cá ra.

Chúi đầu do lười vận động

Phòng ngừa: Tăng lượng vận động cho cá Rồng qua việc cho ăn hàng ngày, có thể dùng đồ ăn dụ dỗ hoặc bơm tạo sóng trong bể để kích thích cá bơi.

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu: Dùng thức ăn “dụ dỗ” một cách thích hợp. Kiểm soát đúng thời gian tắt – mở của bơm sóng. Cung cấp môi trường sống rộng rãi hơn cho cá rồng và kích thích cá vận động.

2. Cá rồng bị xệ mắt 

Nhiều người chơi cho rằng xệ mắt ở cá rồng là 1 loại bệnh. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kĩ thì đó chỉ là một hiện tượng tự nhiên. Nó không hẳn là 1 căn bệnh. Hiện tượng này khác với việc cá bị đục mắt, hay bị bệnh viêm đường ruột, bong tróc vảy… Nó xuất hiện trong quá trình tăng trưởng của Cá Rồng. 

Xệ mắt ở cá rồng có thể do nhiều nguyên nhân

Xệ mắt ở cá rồng có thể do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân cá rồng bị xệ mắt

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng cá rồng bị xệ mắt. Tình trạng này diễn ra khi mắt của cá rồng liên tục và thường xuyên nhìn xuống ở các cấp độ khác nhau, ban đầu là liếc xuống hướng nhìn sau nặng dần thì phần trên của mặt lồi hẳn ra ngoài. Thực tế kinh nghiệm cũng như nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng xệ mắt ở cá rồng.

Trước tiên phải kể đến việc cá rồng bị xệ mắt do yếu tố dinh dưỡng cung cấp trong quá trình nuôi không đảm bảo khoa học. Theo đó, cá được cung cấp nhiều chất béo dẫn đến tích tụ mỡ thừa dưới tròng mắt dễ gây ra tình trạng xệ mắt.

Tiếp đó, là nguyên nhân môi trường sống cũng khiến cá rồng gặp phải tình trạng xệ mắt. Cụ thể hơn môi trường sống trong hồ kính ở mặt đáy hồ thường tạo ra sự phản xạ ánh sáng thu hút ánh nhìn của cá rồng nên khiến cá rồng thường xuyên hướng nhìn mắt xuống, lâu ngày hình thành tình trạng xệ mắt.
Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng xệ mắt ở cá rồng còn do yếu tố di truyền. Đây hoàn toàn là nguyên nhân khách quan

Cách trị cá rồng bị xệ mắt

Yếu tố chế độ dinh dưỡng, trong quá trình nuôi cá rồng người nuôi không nên cung cấp quá nhiều chất béo gây ra tình trạng tính lũy mỡ thừa ở tròng mắt.

Thiết kế bố trí bể nuôi 1 cách khoa học, có thể dán decal đáy bể để tránh sự phản xạ ánh sáng từ đáy bể nên khiến cá rồng hay nhìn xuống.

Ngoài ra trong bể cá rồng người nuôi hoàn toàn có thể thả thêm những quả bóng bàn, những chùm đèn ánh sáng song song với tầm nhìn của cá rồng khi di chuyển để nhằm mục đích thu hút hướng nhìn, hạn chế tình trạng cá rồng thường xuyên nhìn xuống phía dưới đáy bể nuôi.

3. Cá rồng bị dư môi

Tại Sao Cá Rồng Bị Dư Môi (Môi Trề) – Cách Khắc Phục

4. Cá rồng bị cháy lưng

Cá Rồng Bị Cháy Lưng – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

 

Bài viết liên quan

  • Cá cảnh có thể nhịn ăn được bao lâu?

    Cá cảnh có thể nhịn ăn được bao lâu? Làm sao để cá sống khi đi vắng nhiều ngày ? là câu hỏi mà nhiều người đều băn khoăn mỗi khi đến dịp nghỉ lễ dài hoặc đi du lịch trong dài ngày. Trong bài viết này Aqua Kim Giang sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn và giúp…

  • Các làm bẫy bắt cá tép và sán trong bể thủy sinh hoặc bể non bộ

    Bắt cá ra hoặc tép ra khỏi bể thủy sinh bằng vợt thường bị thất bại hoặc nếu được thì cũng làm các cá khác hoảng sợ hay cây bị bật gốc. Bắt cá hoặc tép trong bể thủy sinh hoặc bể tép là một việc gây ra rất nhiều khó khăn và gây ra các tác hại không mong muốn…

  • Bể cá bị rêu xanh phải làm sao để sạch rêu

    Bể cá bị rêu xanh là trường hợp khá phổ biến và nó làm cho bể cá cảnh của bạn khá mất mỹ quan lem nhem khó chịu và rất khó để loại bỏ hết rêu xanh Tại sao bể cá bị rêu xanh? Bể cá bị rêu xanh do rất nhiều nguyên nhân dưới đây chúng tôi sẽ nêu…

  • Cá Rồng Bị Cháy Lưng – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

    Nguyên nhân cá bị cháy lưng Hiện tượng cháy lưng rất dễ xảy ra. Lưng của cá rồng có các vảy màu đen thô khác với màu của cá chưa leo lưng. Kim long quá Bối chưa leo lưng thì vảy trên lưng nó có màu nâu hoặc đen bóng.  Nguyên nhân chủ yếu do Dùng đèn quá mạnh, khoảng…

  • Cá betta đẻ như thế nào? Kỹ thuật nhân giống cá betta

    Bài viết này được lấy nguồn từ: Sở NN và PTNT Tỉnh Tây Ninh Cá betta (Betta splendens), là giống cá kiểng có dạng hình giống cá lia thia nhưng màu sắc phối trộn rực rỡ với nhiều dạng đuôi như đuôi tưa, đuôi kép, đuôi tròn bán nguyệt… Cá betta hiện được ưa chuộng, hấp dẫn nhiều người nuôi kiểng,…