Bạn cần giúp đỡ? Hãy gọi: 0904936399 hoặc 0983 39 6258

Cá cảnh, Cá La Hán Bị Đục Mắt. Nguyên Nhân và Cách Trị

Cấu trúc mắt cá cũng giống như cấu trúc mắt người. Lớp ngoài cùng của mắt được gọi là giác mạc, có chức năng bảo vệ mắt khỏi tác động bên ngoài. Bên dưới giác mạc là mống mắt, là phần tròng đen của mắt, có tác dụng điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào bên trong mắt. Đằng sau mống mắt là thủy tinh thể, giúp bẻ cong ánh sáng đi vào trong mắt để nhận ánh sáng tốt hơn.  Cá cảnh, Cá La Hán Bị Đục Mắt. Nguyên Nhân và Cách Trị

Cấu trúc mắt cá cũng giống như cấu trúc mắt người. Lớp ngoài cùng của mắt được gọi là giác mạc, có chức năng bảo vệ mắt khỏi tác động bên ngoài. Bên dưới giác mạc là mống mắt, là phần tròng đen của mắt, có tác dụng điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào bên trong mắt. Đằng sau mống mắt là thủy tinh thể, giúp bẻ cong ánh sáng đi vào trong mắt để nhận ánh sáng tốt hơn. 

Bệnh đục mắt là 1 trong những bệnh khá phổ biến ở cá cảnh
Bệnh đục mắt là 1 trong những bệnh khá phổ biến ở cá cảnh 

Tuy nhiên thủy tinh thể của cá có hình cầu, tức tầm nhìn của chúng sẽ rất rõ ở giữa, càng về cạnh thì càng mờ. 

Sau thủy tinh thể là võng mạc, nơi ánh sáng được xử lý, tiếp theo đó là các dây thần kinh thị giác, nơi thông tin được xử lý để gửi lên não. Khi mắt cá bị chấn thương, mắt chúng có thể bị đục ở ngoài (ở giác mạc) hoặc bên trong (các thành phần khác phía trong mắt). Nhìn chung, bệnh ở phía bên ngoài mắt thì sẽ đỡ nghiêm trọng hơn bệnh ở phần bên trong.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh đục mắt ở cá cảnh và cách chữa trị

1. Bị tổn thương vật lý

Nếu cá của bạn chỉ bị đục một bên mắt, có nghĩa là tình trạng này có thể bị do thương tích vật lý như mắt cá bị xước hoặc va chạm vào đâu đó. Vết thương này thường sẽ tự khỏi, miễn là chúng không bị nhiễm trùng. 

Trong trường hợp này, hãy xác định nguyên nhân dẫn đến thương tích vật lý. Nếu bể cá của bạn có nhiều đồ trang trí nhọn thì hãy nhấc chúng ra khỏi bể. 

Ngoài ra, thương tích có thể bị gây ra do các loài cá khác. Thương tích do trường hợp này thường tự khỏi, miễn là cá của bạn khỏe mạnh và được cho ăn đúng cách cộng với được nuôi trong môi trường nước sạch. Bạn cũng nên cân nhắc tách riêng một số loại cá quá hung hăng ra khỏi bể.

Nếu cá của bạn bị đục cả hai mắt thì nguyên nhân cao là không phải do thương tích vật lý. Trong trường hợp này thì bạn có thể xem một số nguyên nhân bên dưới.

2. Cá bị đục mắt do Nhiễm trùng

Khi hệ miễn dịch cá bị suy giảm, chúng có thể dẫn đến bệnh đục mắt, đặc biệt là nhiễm trùng, hoặc cá cũng có thể bị nhiễm trùng do thương tích ở mắt. Nguyên nhân phổ biến nhất cho nhiễm trùng là nhiễm vi khuẩn, thường do bể của bạn thiếu chăm sóc và khiến chất lượng nước xấu.

Trong trường hợp này, cách chữa là sử dụng thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng, dù bị gây ra bởi vi khuẩn hay ký sinh có thể được phòng tránh nếu bạn chăm sóc cho bể và thay nước thường xuyên. 

Bạn cũng nên đảm bảo không đưa các nguồn có khả năng gây bệnh vào bể. Đảm bảo cá mới mua của bạn được nuôi riêng một thời gian nhất định trước khi cho chúng vào bể chính.

Rửa sạch các thứ bạn chuẩn bị cho vào bể như đồ trang trí, cây cối, dụng cụ,..

3. Ký sinh gây ra đục mắt ở cá

Một nguyên nhân khác nữa là cá của bạn có thể bị sán kí sinh. Điều trị chúng sẽ khó hơn việc chỉ xử lý bể bị bẩn. Trước khi bạn xử lý kí sinh ở cá thì nên nhớ rằng sẽ luôn có sán trong bể của bạn. Chúng giống như vi khuẩn vậy, rất khó để loại bỏ hoàn toàn. May mắn là nếu chỉ có một lượng sán nhỏ thì sẽ không ảnh hưởng đến bể của bạn.

Tuy nhiên, khi bể của bạn bị xâm chiếm bởi sán thì lại là một chuyện khác. Chúng có thể gây bệnh lên toàn đàn cá và thậm chí làm chết cá. Dấu hiệu thường thấy ở sán là mắt cá bị đục và thường sẽ bị sưng to. Sán cũng gây thương tổn cho cơ thể cá như là gây tróc vảy, đỏ da hoặc làm rách vây.

4. Bệnh đục thủy tinh thể

Cá của bạn có thể bị bệnh đục thủy tinh thể (thương tổn bên trong mắt thay vì bên ngoài). Có nhiều nguyên nhân như: thiếu dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc yếu tố do gen. 

Bệnh đục thủy tinh thể có thể do quá trình lão hóa của cá. Giống như người, cá cũng già đi và mắt chúng cũng yếu dần và cuối cùng có thể bị bệnh đục thủy tinh thể. 

Trong trường hợp này, bạn khó có thể làm gì cho cá của bạn được. Điều tốt nhất bạn có thể làm là giữ nước trong tình trạng tốt để tránh nhiễm khuẩn hơn cho mắt.

Đục thủy tinh thể có thể xảy ra do ký sinh trùng, như sán, gây hại cho mắt từ bên trong. Cá sẽ có mắt bị đục và phồng lớn với các đốm trắng bên trong tròng mắt.

Không may là không có cách chữa cho cá bị đục thủy tinh thể do sán mắt. Một khi cá đã bị nhiễm ký sinh thì khó có thể làm gì được. Ký sinh có thể dẫn đến mù mắt ở cá và tình trạng này thường được tìm thấy ngoài tự nhiên.

5. Thức ăn kém chất lượng

Thức ăn kém chất lượng có thể dẫn đến tình trạng đục mắt ở cá. Cụ thể là thức ăn kém sẽ khiến chúng suy giảm miễn dịch, dẫn tới dễ bị nhiễm trùng hơn.

Bệnh đục mắt có thể xảy ra khi cá thiếu vitamin A, là chất quan trọng cho sức khỏe của mắt. 

Thay đổi khẩu phần ăn sẽ giúp chúng tăng cao đề khác, đảm bảo được lượng vitamin cần thiết để sống khỏe mạnh.

Bạn đang xem: Cá cảnh, Cá La Hán Bị Đục Mắt. Nguyên Nhân và Cách Trị
Xem tất cả
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Xem địa chỉ doanh nghiệp