Nội dung chính
Bệnh lồi mắt là một căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở cá cảnh nếu bạn không biết cách phòng ngừa và điều trị. Lồi mắt không chỉ làm giảm giá trị mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của của cá cảnh, nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến cá bị chết. Vì vậy người chơi cần biết các dấu hiệu và cách phòng – trị bệnh
>>>>> Cách phòng và tri bệnh Nấm bệnh thôi mang cho cá cảnh
Nguyên nhân gây bệnh lồi mắt ở cá
Tác nhân gây ra Bệnh lồi mắt trên cá nói chung và cá cảnh nói riêng là do vi khuẩn Steptococcus. Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20 – 30oC. Loại vi trùng trên rất ưa thích nguồn nước ô nhiễm chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Ở giai đoạn đầu chúng tấn công vào phần da cá, mang cá sau đó chúng tấn công khu vực mắt cá khiến mắt cá cảnh bị lồi ra. Nếu người nuôi cá không phát hiện và xử lý kịp thời thì cá có thể bị chết chỉ sau một đến vài ngày.
Nguyên nhân gây ra bệnh lồi mắt có thể:
– Môi trường nước ô nhiễm do hệ thống lọc không tốt. Bạn nên sử dụng lọc có công suất phù hợp để đảm bảo nguồn nước luôn trong sạch
– Bạn mua phải cá có sẵn mầm bệnh ở những nơi không uy tín hoặc không quen như cá bán rong ngoài đường. Bạn nên chọn mua cá ở những của hàng có uy tín để có thể mua được cá khỏe mạnh không mang mầm bệnh
Dấu hiệu của bệnh lồi mắt
Dấu hiệu của bệnh lồi mắt rất dễ dàng nhận biết, chú ý quan sát bạn sẽ thấy:
- Mắt cá lồi khỏi hốc mắt, lồi mắt có thể xảy ra ở một hay cả hai bên mắt
- Cá bị xuất huyết ở góc vây, xuất hiện mủ dưới da
- Cá lờ đờ, bơi kém, ăn kém và thậm chí là bỏ ăn
- Ở giai đoạn cuối nếu bệnh không được xử lý có thể khiến cá bị mù mắt và chết
Cách phòng bệnh
Thay nước bể cá và xử lý cặn bẩn
Môi trường nước không sạch là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hầu hết các bệnh ở cá cảnh. Môi trường không đảm bảo sẽ là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại tấn công cá
Nếu chúng sống quá lâu trong điều kiện nước bẩn với chất độc tích tụ lâu dài thì hệ đề kháng của cá có thể bị ảnh hưởng. Về lâu dài cá có thể bị yếu dần và dễ bị bệnh hơn. Một trong số đó là bệnh lồi mắt.
Bạn cần kiểm tra lại hệ thống lọc của bể cá có đảm bảo công suất hay không, bổ sung các loại vật liệu lọc cho bể cá nếu cần
Bạn nên thay khoảng 20-30% lượng nước trong bể và thay 2 ngày một lần với nước sạch được khử clo.
Tách riêng cá bị bệnh
Cá bị bệnh lồi mắt do thương tích vật lý sẽ không làm lây bệnh cho cá khác. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn thì bệnh lồi mắt có thể lây sang các con cá khác trong bể.
Việc tách cá ra bể chữa bệnh cũng giúp bạn có thể thêm muối và thuốc và không lo làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh cũng như cây thủy sinh trong bể.
Trong bể chữa bệnh bạn nên sử dụng nước sạch, thêm sủi oxy nếu có thể.
Thêm muối
Muối có tác dụng sát khuẩn, giảm sưng cho cá. Bạn nên sử dụng với liều lượng 1kg/1 khối nước
Lưu ý: Nếu bạn nuôi các loại cá da trơn như cá lóc thì bạn cần giảm tỉ lệ muối xuống hoặc không sử dụng muối
Trong quá trình chữa bệnh bạn nên cho cá ăn chế độ dinh dưỡng để hệ miễn dịch của cá nhanh khỏe lại.
Sử dụng kháng sinh
Nếu bệnh lồi mắt ở cá do vi khuẩn thì bạn có thể sử dụng kháng sinh. Thông thường, vi khuẩn gây bệnh lồi mắt là vi khuẩn gram dương (Corynebacterium). Loài vi khuẩn gram dương này có thể được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng như là erythromycin hoặc penicillin, tetra Nhật
Phòng bệnh lồi mắt ở cá cảnh
Nôi trường nước luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bệnh đồng thời tốc độ phát tán bệnh rất nhanh. Để phòng bệnh lồi mắt ở cá ta cần:
– Giữ cho môi trường nước bể luôn trong sạch, an toàn. Thường xuyên vệ sinh bể, vệ sinh hệ thống lọc, sử dụng các loại vật liệu lọc hiệu quả
– Thay nước định kỳ giúp loại bỏ các độc tố trong nước
– Giữ cho bể được ổn định từ nhiệt độ, độ PH, nồng độ oxy… tránh việc thay đổi một cách đột ngột.
– Với cá mới mua bên ngoài về nuôi bạn nên cách ly cá ra một bể chứa tạm thời trước khi cho vào bể nuôi. Ngoài ra, trong quá trình cách ly, bạn cần quan sát kỹ xem cá có bị chứng lồi mắt hay không. Việc cách ly chính là cách để loại bỏ mầm bệnh nếu có ở các cá thể mới.
– Nuôi cá trong bể phải nuôi với mật độ vừa phải để đảm bảo không gian bơi lội đồng thời hạn chế tình trạng cá stress, căng thẳng.
– Khi cho cá ăn, nên cho cá ăn với lượng vừa đủ. Tránh để thức ăn dư thừa quá nhiều khiến nguồn nước bị ô nhiễm.