Các làm bẫy bắt cá tép và sán trong bể thủy sinh hoặc bể non bộ

Bắt cá ra hoặc tép ra khỏi bể thủy sinh bằng vợt thường bị thất bại hoặc nếu được thì cũng làm các cá khác hoảng sợ hay cây bị bật gốc.

Bắt cá hoặc tép trong bể thủy sinh hoặc bể tép là một việc gây ra rất nhiều khó khăn và gây ra các tác hại không mong muốn như cá bị hoảng sợ hoặc cây rong trong bể bị gãy. Một trong những cách đơn giản nhất là tháo nước ra khỏi hồ. Điều này làm giảm không gian và khả năng lẩn tránh của cá. Tuy nhiên, cách này mất nhiều thời gian. Nhưng đôi khi cách này cũng không hiệu quả đối với bể non bộ vì trong bể có rất nhiều hang là nơi chú ẩn của cá rất khó để bắt hết cá ra khỏi bể. Dưới đây là một vài chỉ dẫn đơn giản mà bạn có thể làm theo để tự tạọ phụ kiện bể cá để bắt các loài cá nhỏ hay tép một cách nhẹ nhàng.

Bẫy cá cảnh thủy sinh.

Vật liệu

1. Chai nước lọc hai lít.
2. Kéo.
3. Kim xỏ lỗ.
4. Vài sợi dây xoắn bằng nhựa.

Chế tạo dụng cụ bắt cá

Chế tạo dụng cụ bắt cá hoặc tép

Bỏ thức ăn vào rồi nhấn chìm trong hồ. Bẫy hoạt động rất hiệu quả. Hầu hết cá cảnh trong hồ sẽ vào bẫy; một khi chúng đói, chúng nhất định không chịu đứng ngoài bữa ăn náo nhiệt!

Bẫy được rất nhiều cá và bống dọn bể

Bẫy được rất nhiều cá và bống dọn bể

Nếu bạn chỉ muốn bắt một vài con cá đặc biệt nào đó mà thôi mà hồ lại nuôi nhiều cá thì có lẽ bạn sẽ phải đặt bẫy một vài lần cho đến khi bắt được mấy con mà bạn muốn. Lưu ý rằng, bẫy cá loại này có xu hướng nổi lên nên bạn phải gắn thêm vậy nặng để nó chìm xuống đáy. Nhớ cột thêm sợi dây cước trong để kéo bẫy lên. Ngoài ra, để lấy cá ra khỏi bẫy, bạn chỉ cần gỡ dây xoắn để đổ cá ra, rồi cột lại sau.

Bẫy tép cảnh

Để bắt cá tép trong hồ thì cách đơn giản là dùng vợt bắt chúng, xong không hẳn lúc nào cũng được như ý.
Hướng dẫn cách làm dụng cụ bắt (bẫy) tép đơn giản mà hiệu quả, lại không sợ xáo trộn môi trường hồ.
Dùng các loại chai nhựa pet vd: nước suối.

Cắt chai ngay chỗ thắt nút như hình

Đục một lỗ nhỏ vừa để tép chui vào ở nắp chai

Cho ít thức ăn vào chai, vặn nắp lại và úp ngược phần cắt vào phần dưới của chai như hình.
Chú ý điểm thành công là không có bất cứ lối thoát nào khác ngoài lỗ đục trên nắp.
Việc cuối cùng là bỏ cái bẫy này vô hồ, chọn chỗ nào thích hợp dễ dàng lấy ra.
Và đây là thành quả sau khoảng vài giờ bẫy.

Hy vọng với cái mẹo nhỏ này sẽ giúp các bạn bắt tép một cách nhẹ nhàng.
Ngoài ra bạn còn có thể bẫy sán hoặc ốc trong bể thủy sinh bằng cách trên
Thức ăn để bẫy sán là một miếng thịt lợn tươi

bẫy sán trong bể thủy sinh

Chú ý : Khi bẫy cá hoặc tép cá và tép nằm trong bẫy ở dưới nước không thể ngoi lên mặt nước để hô hấp vì thế bạn phải thường xuyên nhấc  bẫy để bắt cá hoặc tép lên tránh cá bị chết ngạt trong bẫy chúc các bạn thành công

Bài viết liên quan

  • Các loại cá lau kính ăn rêu hiệu quả cho bể cá luôn sạch bóng – Phần 1

    Giới thiệu các loại cá lau kính ăn rêu hiệu quả cho bể cá luôn sạch bóng Bể cá luôn bị các loại rêu hại , nấm mốc và mảng bám bám vào thành bể làm cho bể cá cảnh luôn bị vàng ố hoặc xanh gây mất mỹ quan, mất thời gian vệ sinh, gây ô nhiễm phát sinh…

  • Báo giá Vật liệu lọc hồ cá KOI HIỆU QUẢ SỐ 1

    Vật liệu lọc hồ cá koi rất đa dạng, nhưng có thể chia thành 3 nhóm 1. Lọc thô hồ cá koi Lọc thô hay còn gọi là lọc cơ học chức năng giữ lại chất bẩn lớn trong nước như là phân cá, thức ăn thừa và các chất cặn lơ lửng. Nhờ đó, cá khỏe mạnh, sinh trưởng…

  • Dịch vụ chăm sóc và vệ sinh bể cá cảnh bể thủy sinh tại nhà

    Bể cá cảnh và bể thủy sinh đều cần được vệ sinh định kỳ hàng tháng để làm sạch bể ,diệt rêu hại và chăm sóc cắt tỉa cây……. Để bể cá của bạn luôn trong sạch Vì lý do công việc bận rộn mà bạn không thể vệ sinh chăm sóc bể cá của bạn làm cho bể cá…

  • Chăm sóc và lai tạo cá xiêm đuôi tưa

    Cá xiêm đuôi tưa, Betta đuôi tưa, Đuôi tưa là một loại cá betta “đuôi tua” (fringe-finned) >>>> Cung cấp bể cá mini nuôi betta và cá xiêm các loại bể cá mini Dù hình dạng có kỳ lạ như cá đuôi tưa thì cũng không có sự khác biệt đáng kể nào về hành vi sinh sản giữa các…

  • Cá Rồng Bị STRESS Dấu Hiệu – Nguyên Nhân – Cách Chữa Trị

    Cá rồng bị stress từ các nguyên nhân như thay đổi môi trường sống, cá bị bệnh, chế độ ăn không phù hợp. Cá rồng bị stress lờ đờ hoặc phóng loạn xạ, bỏ ăn